Tại sao người Nhật lại thành công với HLV Troussier?

Bàn về Troussier của cựu cầu thủ Nguyễn Mạnh Dũng trên FB

Cựu hậu vệ tuyển Việt Nam một thời Nguyễn Mạnh Dũng nổi tiếng với những phát biểu ngay thẳng, bộc trực nhưng chính xác vừa có một bài viết trên trang cá nhân của anh nói về HLV Troussier và bóng đá Việt Nam với tựa đề như trên. Chúng tôi xin phép đăng lên để bạn đọc cùng suy ngẫm.

Sau đây là nội dung bài viết.

Tại sao người Nhật lại thành công? Vì cái bắt tay thật sự chân thành, khiêm tốn và Cầu tiến của cả 1 Quốc gia?

HLV TROUSSIER VÀ PHONG CÁCH “TRỊ” NGÔI SAO CỦA ĐỘI BÓNG.

HLV Troussier khi đang làm việc tại Nhật Bản

HLV Troussier được biết đến là người có cá tính mạnh mẽ, kỉ luật và luôn cố gắng “trị” những ngôi sao ở các đội bóng mà ông tiếp quản.

Đặc biệt và nổi tiếng hơn cả là khi HLV người Pháp dẫn dắt ĐT Nhật Bản (1998-2002), ông đã công khai thể hiện quan điểm không thích cá tính có phần hơi “ngôi sao” của Nakata. Khi đó, Nakata đang là cầu thủ nổi tiếng nhất Nhật Bản, thi đấu trong màu áo CLB Parma. Ông Troussier tuyên bố sẵn sàng loại anh nếu không đáp ứng được yêu cầu chiến thuật.

Ông Troussier đã đúng khi giúp Nhật Bản giành nhiều thành tích ấn tượng như: cùng U20 Nhật Bản lọt vào tới chung kết U20 thế giới, đưa Olympic Nhật Bản vào tứ kết Olympic Sydney 2000, cùng ĐT Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000 và cùng đội bóng này vượt qua vòng bảng World Cup 2002. Trong đó, dấu ấn lớn nhất là việc ông đã sử dụng và phát triển nhiều ngôi sao trẻ cho ĐT Nhật Bản ở những năm tiếp theo.

HLV Troussier tiếp tục áp dụng triết lý “trị ngôi sao” tại Olympique Marseille, nhưng lần này không đạt kết quả như mong đợt khi mối quan hệ của ông và các ngôi sao trở nên rất tệ. Hậu quả là ông phải rời đội bóng vào cuối mùa giải 2004/ 2005.

Đến khi dẫn dắt các CLB Trung Quốc là Thâm Tuyến Hồng Ngọc và Triết Giang Lục Thành, ông đã đẩy hết những công thần lên băng ghế dự bị và sử dụng hàng loạt cầu thủ trẻ. Tuy nhiên, triết lý này một lần nữa không thành công, khi ông biến Thâm Tuyến trở thành CLB vô địch đầu tiên phải xuống hạng ngay ở mùa giải tiếp theo, Triết Giang Lục Thành thi đấu bết bát, và một lần nữa ông thầy này phải rời đi chỉ sau 1 mùa giải.

Hiện tại, khi dẫn dắt ĐT Việt Nam, HLV Troussier dường như cũng đang áp dụng triết lý đó khi “cất” rất nhiều trụ cột từ thời HLV Park Hang-seo lên băng ghế dự bị để tin dùng những cầu thủ trẻ.

Chiến thuật đó đến lúc này là không thành công, được thể hiện dựa trên kết quả của ĐT Việt Nam.

VFF đang đứng trước những quyết định rất khó, hoặc là vẫn tin tưởng HLV Troussier, chờ ngày ông cho trái ngọt, hoặc sẽ sa thải nếu ĐT Việt Nam không thể vượt qua vòng loại thứ 2 World Cup 2026.

Đã dùng là phải Tin, ko Tin thì đừng dùng!

Nguồn (Fanpage Nguyễn Mạnh Dũng)

Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói rằng Ông Troussier chưa thực sự thành công với bóng đá Việt Nam. Lịch sử hơn chục năm công tác tại Việt Nam của ông ấy đã chứng minh điều đó. Nguyễn mạnh Dũng đã thẳng thắn cho ta thấy triết lý về bóng đá không có công thức chung mà chỉ nên biết rằng mỗi HLV chỉ phù hợp với một số quốc gia nào đó mà thôi. Ngay cả Park Hang-seo cũng vậy, Ông ấy thất bại ở Hàn Quốc nhưng lại thành công rực rỡ với bóng đá Việt Nam. Vì thế, đây là điều người hâm mộ bóng đá nước nhà cần phải suy ngẫm. VFF cần có cái nhìn sâu sắc nhất để tránh đi vào vết xe cũ của các nước khác. Không phải cứ HLV nổi tiếng là lựa chọn phú hợp.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*